Hello các bạn, mình là Hoàng, hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn 1 seri quay về cơ bản với lập trình web nhé. Cũng như thường lệ, chúng ta có cấu trúc các phần như sau
Bắt đầu luôn cho nóng, phần 1 chúng ta đi tìm hiểu về CSS - Learn the basic với cấu trúc tổng quan như sau
CSS viết tắt của Cascading Style Sheet, dùng để trình bày bố cục của một website dựa vào các thẻ HTML. Nói nôm na thì CSS sẽ tác động thay đổi cách hiển thị mặc định của các thẻ HTML nhằm thân thiện với người dùng hay nhằm một mục đích cụ thể nào đó.
Bây giờ thì cùng mình tìm hiểu về CSS nhé!
Giống như HTML, CSS không phải là một ngôn ngữ lập trình, cũng không phải một ngôn ngữ đánh dấu, nó là ngôn ngữ định kiểu. Điều này có nghĩa là nó cho phép bạn áp dụng kiểu có chọn lọc cho các phần tử trong tài liệu HTML.
Ví dụ để để chọn tất cả các phần tử đoạn văn
trên trang HTML và chuyển màu chữ thành màu đỏ, bạn sẽ viết CSS như thế này:
Nhưng chúng ta cần nhúng CSS vào file HTML của bạn. Nếu không, các định dang CSS sẽ không ảnh hưởng đến việc hiển thị file HTML lên trình duyệt.
Có 3 cách để nhúng CSS vào file HTML là:
.css
. <link>
, được đặt trong <head>
.<style>
, được đặt trong <head>
.style
.Lưu ý:
inline
vì nó khó quản lý và không tốt cho SEO.internal
có thể chấp nhận, nên đặt CSS ở trong thẻ <head>
, nhưng không khuyến khích vì nó cũng không tốt cho SEO.external
khuyến khích sử dụng vì nó mang tính tách biết HTML với CSS, rất tốt cho SEO và dễ quản lý.Hãy xem xét ví dụ về CSS ở trên chi tiết hơn:
Toàn bộ cấu trúc trên được gọi là một bộ quy tắc.
Bộ chọn (Selector): Tên phần tử HTML bắt đầu bộ quy tắc. Nó chọn (các) phần tử được tạo kiểu (trong trường hợp này là phần tử p
). Để tạo kiểu cho một phần tử khác, chỉ cần thay đổi bộ chọn.
Khai báo (Declaration): Phần xác định thuộc tính của phần tử nào bạn muốn tạo kiểu.
Thuộc tính (Properties): Những cách mà bạn có thể tạo kiểu cho phần tử HTML. Đối với mỗi bộ chọn CSS, có thể áp dụng nhiều thuộc tính tạo kiểu.
Giá trị thuộc tính (Property value): Xác định giá trị cho thuộc tính tạo kiểu.
Lưu ý:
Một số cách chọn phần tử:
-
Bộ chọn phần tử (hay còn gọi là thẻ HTML): Chọn tất cả các phần tử HTML của loại được chỉ định. -
Bộ chọn ID: Sử dụng thuộc tính id của một phần tử HTML để chọn một phần tử cụ thể. ID của phần tử là duy nhất trên một trang, do đó bộ chọn ID sử dụng để chon một phần tử duy nhất. Để chọn một phần tử có một id
cụ thể, bắt đầu bằng một ký tự dấu thăng (#), theo sau là id
của phần tử.
Lưu ý: Tên ID không được bắt đầu bằng số.
-
Bộ chọn class: Chọn các phần tử HTML với một thuộc tính class
cụ thể. Để chọn các phần tử với một class
cụ thể, bắt đầu bằng một ký tự dấu chấm (.), theo sau là tên class
.
Bạn cũng có thể chỉ định rằng chỉ các phần tử HTML cụ thể mới bị ảnh hưởng bởi một class.
Các phần tử HTML cũng có thể tham chiếu đến nhiều hơn một class.
Bộ chọn thuộc tính: Chọn (các) phần tử trên trang có thuộc tính được chọn.
Trong ví dụ trên, chọn ra những thẻ <a>
có thuộc tính target='_blank'
, nhưng không phải chọn toàn bộ thẻ <a>
.
Bộ chọn Pseudo-class: Chọn (các) thành phần được chỉ định. Cú pháp:
Ví dụ:
<a href='#'>Click me</a>
Thẻ <a>
chỉ được áp dụng đoạn CSS khi ở ở trạng thái di chuột qua liên kết.
Một điều bạn sẽ nhận thấy về việc viết CSS là rất nhiều trong số đó là về các hộp (khối) - thiết lập kích thước, màu sắc, vị trí,… Hầu hết các phần tử HTML trên trang của bạn có thể coi là các hộp nằm trên đỉnh của nhau.
Bố cục CSS chủ yếu dựa vào mô hình hộp. Mỗi hộp chiếm khoảng trống trên trang của bạn có các thuộc tính như sau:
padding (vùng đệm)
: không gian xung quanh nội dung.border (đường viền)
: đường viền nằm ngay bên ngoài bao bọc nội dung.margin (lề)
: khoảng cách xung quanh bên ngoài phần tử.Theo ảnh minh hoạ trên, ví dụ:
CSS:
Luyện tập thêm về CSS Selector qua trò chơi CSS Dinner
@hoangpn - Better every day!
Quick Links
Social Media