Trang chủTác giảLiên hệ

Thiết kế database

By Vũ Ngọc Quân
Published in Database
August 09, 2021
3 min read

#Các bước thiết kế db

  1. phân tích yêu cầu
  2. Mô hình hoá dữ liệu (Mô hình thực thể liên kết)
  3. Thiết kế :mô tả dữ liệu logic với một mô hình dữ liệu cụ thể
  4. Cài đặt vào một hệ quản trị cơ sở dữ liệu

#Phân tích • Cần đưa ra được list chức năng của hệ thống • Mô tả chi Fết về các đối tượng • Nếu biết mô hình use case thì nên dùng mô hình này để đặc tả lại hệ thống => Mục đích của bước này là xác định được các thực thể có trong hệ thống, và mỗi thực thể có chức năng, thao tác, tương tác gì với nhau. Để từ đó tìm ra các mối quan hệ giữa chúng.

Ví dụ • Thiết kế db cho hệ thống quản lý sinh viên. • Chức năng • Thêm sửa xoá môn học • Thêm sửa xoá lớp họcSinh viên thuộc biên chế của một lớp học • Mỗi lớp họcgiáo viên chủ nhiệm Lớp học có lịch học cụ thể cho mỗi môn học • Dễ nhận ra các thực thể gồm: môn học, lớp học, giáo viên, học sinh

#Xây dựng sơ đồ thực thể liên kết (ER) Lược đồ ER được dùng để thiết kế CSDL ở mức quan niệm giúp biểu diễn 1 cách trừu tượng cấu trúc của CSDL. Hiểu nôm na là lược đồ ER cho phép chúng ta mường tượng rõ hơn về CSDL chúng ta sắp xây dựng Để xây dựng lược đồ ta cần hiểu thêm về các khái niệm: • Thực thể/ tập thực thể (Entity Set): Thực thể là 1 đối tượng cụ thể hoặc trừu tượng, được mô tả bởi 1 tập các thuộc tính. Tập các thực thể giống nhau tạo thành 1 tập thực thể. Ví dụ: Quản lý sinh viên trường đại học thì thực thể có thể là sinh viên. • Thuộc tính (Attributes): Là các đặc trưng mô tả thực thể. Mỗi thực thể cụ thể sẽ có các giá trị cho các miền thuộc tính của nó. (kiểu số nguyên, kiểu chuỗi..) • Mối quan hệ/ liên kết (Relationship): Là sự liên kết giữa 2 hoặc nhiều thực thể. Ví dụ: Một sinh viên tham gia nhiều môn học, mỗi một môn học có nhiều sinh viên. • Khóa: Là thuộc tính mà giá trị của nó khác nhau trên 2 thực thể. Dùng để phân biệt 2 thực thể đó trong 1 nhóm. Ví dụ: mỗi sinh viên có 1 mã sinh viên riêng biệt.

Có các kiểu liên kết phổ biến như: 1-1, 1-n, n-1, m-n alt text

#Lược đồ ER • Đỉnh alt text

Cung : Là đường nối giữa • Tập thực thể và thuộc tính • Quan hệ và tập thực thể alt text

Ràng buộc trên kiểu liên kết : Là những quy định để giới hạn số các tổ hợp có thể của các thực thể tham gia kiểu liên kết phản ánh đúng ràng buộc của các thực thể trong thế giới thực. Có 2 lọai ràng buộc: • Ràng buộc tỉ số • Ràng buộc min - max Ràng buộc tỉ số • Một - nhiều (1 : n): alt text • Một- một (1: 1) : alt text • Nhiều - một (n: 1) alt text • Nhiều - Nhiều (n: m) alt text

Ràng buộc min - max

Chỉ định mỗi thực thể tham gia ít nhát và nhiều nhất vào thể hiện của R alt text Ví dụ: Một phòng ban có 1 hoặc nhiều nhân viên: alt text 1 nhân viên chỉ thuộc về 1 phòng ban alt text

Một nhân viên có hể tham gia nhiều phòng ban hoặc không tham gia phòng ban nào, một phòng ban có nhiều nhân viên alt text

Ví dụ

• Thiết kế db cho hệ thống quản lý sinh viên. • Chức năng • Thêm sửa xoá môn học • Thêm sửa xoá lớp họcSinh viên thuộc biên chế của một lớp học • Mỗi lớp họcgiáo viên chủ nhiệm Lớp học có lịch học cụ thể cho mỗi môn học • Dễ nhận ra các thực thể gồm: môn học, lớp học, giáo viên, học sinh alt text

Kết luận

Thiêt kế db không hề khó, bước xác định thực thể là bước quan trong nhất. Cần tìm hết các thực thể chính, sau đó xác định mối quan hệ sao cho phù hợp với yêu cầu. Thuộc tính nếu thiếu thì có thể bổ xung sau. Phần tiếp theo là chuẩn hoá csdl


Tags

DatabaseDB Design

Vũ Ngọc Quân

Related Posts

Mô hình hoá dữ liệu là gì?
September 24, 2022
8 min
© 2022, All Rights Reserved.

Quick Links

Liên hệ quảng cáoThông tinLiên hệ

Social Media